0935.377.596

Vật lý trị liệu là gì? Những ai cần điều trị vật lý trị liệu?

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị bảo tồn không dùng thuốc, giúp giảm đau, hồi phục vận động bằng các yếu tố vật lý như: sóng âm, ánh sáng, tác dụng nhiệt,… Vậy những trường hợp nào nên điều trị bằng phương pháp vật lý trị liệu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Ưu điểm của vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu ngày càng phổ biến và được đông đảo khách hàng lựa chọn vì mang lại nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Giảm đau không cần dùng thuốc, không cần phẫu thuật, tránh ảnh hưởng đến bệnh lý nền, chặn đứng nguy cơ: loét dạ dày, suy gan, suy thận,…
  • Rút ngắn thời gian điều trị nhờ tác động sâu, trực tiếp vào vị trí tổn thương
  • Hỗ trợ hồi phục vận động sau phẫu thuật
  • Giảm viêm, giảm phù nề, giải phóng chèn ép hiệu quả
  • Cải thiện khả năng vận động và di chuyển sau đột quỵ hoặc tê liệt

Những ai cần điều trị vật lý trị liệu?

Thông thường, vật lý trị liệu được chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Người mắc các bệnh lý về xương khớp: phình đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, cột sống cổ, lưng, ngực, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp gối, viêm khớp, vẹo cột sống,…
  • Người bị tổn thương gân, cơ, dây thần kinh: viêm gân, viêm điểm bám gân, gout, liệt thần kinh ngoại biên, viêm đa rễ thần kinh,…
  • Người gặp chấn thương thể thao: trật khớp, giãn dây chằng gối, căng cứng cơ bắp,…
  • Bệnh nhân muốn phục hồi chức năng sau phẫu thuật, tai biến: bệnh nhân sau phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng, nối dây chằng,… có biểu hiện căng cơ, mất vận động tạm thời, teo cơ sau thời gian dài không vận động,…

Ngoài ra, bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ, đau nửa đầu, yếu cơ,… cũng có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng để cải thiện.

Những phương pháp phổ biến trong vật lý trị liệu

Để đạt hiệu quả tốt thì liệu trình vật lý trị liệu thường kết hợp nhiều phương pháp điều trị khác nhau: sóng, nhiệt, ánh và tác động cơ học. Trong đó, phổ biến nhất bao gồm:

Tác động vật lý

Các tác nhân vật lý là điểm đặc trưng nhất của vật lý trị liệu, giúp giảm đau, mềm cơ, giải phóng chèn ép, tăng lưu thông máu hiệu quả.

  • Trị liệu bằng nhiệt (nhiệt nóng hoặc lạnh): máy vi sóng, đèn hồng ngoại, máy xung điện kết hợp nhiệt lạnh,… Nhiệt độ tác động tới các rễ thần kinh giúp giãn mạch, giảm căng cứng mô cơ, giảm dẫn truyền cảm giác đau lên vỏ não giúp bệnh nhân dễ chịu, giảm đau nhức.
  • Trị liệu bằng nước: thường sử dụng bể thủy trị liệu với nhiệt độ từ 33-35 độ C, điều trị các tình trạng: viêm khớp, thấp khớp, đau mỏi vai gáy,… Hơi ấm của nước giúp các mô cơ được thư giãn, thả lỏng, mềm cơ, tăng phạm vi chuyển động của khớp. Dòng chảy, sức cản của nước có khả năng tăng cường sức mạnh cho cơ bắp.
  • Trị liệu bằng ánh sáng: đèn hồng ngoại, tử ngoại,… giúp loại bỏ vi khuẩn gây viêm, kích thích cơ thể tăng sản sinh collagen hồi phục tế bào gân, cơ bên trong. Cách thức điều trị bệnh bằng nhiệt chủ yếu dựa trên những bức xạ tồn tại trong ánh sáng được chứng minh an toàn với cơ thể.
  • Trị liệu bằng sóng: sóng cao tần, sóng từ trường, sóng laser,… có tác dụng kháng viêm, giảm phù nề, đưa nhân nhầy đĩa đệm về đúng vị trí, lấy lại vận động cho bệnh nhân… bằng cách tạo ma sát của các ion trong mô dưới tác động của nhiều dòng sóng tạo ra.

Tác động Cơ – lực học kéo dãn

Điển hình là các kỹ thuật di vận động khớp, kỹ thuật di mô mềm, nắn chỉnh chuyên sâu,… Đây là phương pháp sử dụng lực cơ học để làm giãn các khoang đốt sống, kích thích thẩm thấu dung dịch và chất dinh dưỡng tại tủy sống, giảm bớt diện tích phình đĩa đệm. Những trường hợp cứng khớp, hạn chế vận động sau phẫu thuật được khuyến khích dùng phương pháp trị liệu này để tăng tầm vận động của cơ, giãn cơ tránh biến chứng teo cơ, mất vận động tạm thời sau thời gian dài bó bột hoặc nằm lâu. Hiện nay có nhiều phương pháp kéo giãn, nắn chỉnh khác nhau, tuy nhiên để đạt được hiệu quả cần sự hỗ trợ của bác sĩ, kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu.

Ngoài ra, có thể kết hợp các kỹ thuật vận động giúp rút ngắn thời gian điều trị như:

  • Vận động chủ động có hỗ trợ: áp dụng với những bệnh nhân có khả năng vận động kém, yếu cơ, cơ duỗi, cử động khó khăn, cần có sự trợ giúp của công cụ hoặc kỹ thuật viên.
  • Vận động có trợ lực: kết hợp với một số công cụ đi kèm: lò xo, vật nặng,… để tăng sức chịu đựng của cơ thể, tăng thêm lực khi vận động.