0935.377.596

Dụng cụ vật lý trị liệu là gì ? Dụng cụ vật lý trị liệu dùng để làm gì?

Dụng cụ vật lý trị liệu là những dụng cụ hỗ trợ y bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp vật lý trị liệu. Dụng cụ vật lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân, giúp người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi, quay trở lại cuộc sống bình thường.

1. Dụng cụ vật lý trị liệu là gì?

Dụng cụ vật lý trị liệu là những dụng cụ hỗ trợ y bác sĩ trong quá trình điều trị cho bệnh nhân bằng phương pháp vật lý trị liệug. Dụng cụ vật lý trị liệu khá đa dạng, chúng có thể được thiết kế đơn giản hoặc phức tạp để phục vụ những mục đích khác nhau của quá trình điều trị phục hồi của từng người. Ví dụ như:

  • Với các bệnh nhân bị liệt, cần phục hồi sau phẫu thuật thì các dụng cụ như nẹp gỗ, xe đạp, khung tập đi, máy massage, máy kéo dãn,… được xếp vào danh mục dụng cụ vật lý trị liệu.
  • Với các bệnh nhân điều trị các bệnh về viêm, đau, nhức thì các dụng cụ như máy siêu âm, máy điện xung, laser,… là những thiết bị vật lý trị liệu thường được sử dụng.

Mỗi loại dụng cụ vật lý trị liệu có một tính năng riêng như khung tập đi chỉ dùng để bệnh nhân tập luyện cho đôi chân, nẹp gỗ chỉ dùng để cố định các bộ phận… Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể khuyên dùng các dụng cụ vật lý trị liệu đặc thù khác nhau.

Dụng cụ vật lý trị liệu giúp người bệnh có thể nhanh chóng phục hồi, quay trở lại cuộc sống bình thường. Thông thường, nếu vật lý trị liệu mà không sử dụng dụng cụ hỗ trợ sẽ không thu được kết quả như ý muốn. Vì vậy, dụng cụ vật lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân. Các khoa Vật lý trị liệu của các bệnh viện hầu như đều sở hữu một số lượng lớn các dụng cụ vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị bệnh.

2. Các loại dụng cụ vật lý trị liệu thường dùng

  • Dụng cụ vật lý trị liệu dùng cho tay: máy massage, bi lăn tay, tạ đĩa, bóp tay gỗ, ghế tập tay, ròng rọc tập tay,…
  • Dụng cụ vật lý trị liệu dành cho chân: khung tập đi, xe đạp, máy massage, nạng, thanh song song tập đi,…
  • Dụng cụ vật lý trị liệu dành cho cột sống: máy kéo dãn cột sống, banh gai,…
  • Dụng cụ vật lý trị liệu dành cho những người bị viêm đau, nhức trên cơ thể: máy siêu âm, máy điện xung, máy laser,…
  • Dụng cụ vật lý trị liệu dành cho cổ: Ghế kéo cổ, máy massage,…
  • Dụng cụ vật lý trị liệu dành cho não: Ghế bại não, bàn tập đứng thẳng bại não,…

Tùy theo tình trạng bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà người bệnh được chỉ định sử dụng những dụng cụ vật lý trị liệu khác nhau.

3. Những lưu ý khi tiến hành điều trị với dụng cụ vật lý trị liệu

Khi thực hiện vật lý trị liệu với dụng cụ, người bệnh cần lưu ý những điều cơ bản sau đây nếu muốn nhanh chóng phục hồi:

  • Thực hiện đúng và đủ các hướng dẫn của y bác sĩ
  • Giữ tinh thần thoải mái lạc quan trong quá trình vật lý trị liệu
  • Kiên trì trong quá trình thực hiện vật lý trị liệu, vật lý trị liệu không thể nhìn thấy kết quả ngay trong một sớm một chiều
  • Bên cạnh chế độ tập luyện khoa học, bệnh nhân cần tuân thủ chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
  • Duy trì các sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc trong ngày
  • Tập dần dần từ mức độ chậm đến nhanh, từ tập ít đến tập nhiều, tránh tập nặng ngay từ khi mới bắt đầu. Vật lý trị liệu là một quá trình lâu dài tác động lên cơ thể người, không nên quá nôn nóng, vừa tốn sức, dễ nản, vừa không thu được kết quả.